Blog Công nghệ di động và tiền điện tử năm 20...

Công nghệ di động và tiền điện tử năm 2022 — Phần 2: Blockchain, tiền điện tử và tác động của các loại kỹ thuật này lên ngành công nghệ di động

Giới thiệu

Trong phần 1 của loạt bài về tiền điện tử và ngành công nghệ di động năm 2022, chúng tôi đã xem xét các xu hướng chính góp phần đẩy nhanh trào lưu tiền điện tử trong năm 2021. Khi cơn sốt tiền điện tử và blockchain vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thì chủ đề này có thể hơi khó để hiểu sâu. Blockchain, tiền điện tử, Web3: tất cả thuật ngữ này có nghĩa là gì, và các loại công nghệ này có ý nghĩa gì đối với ứng dụng di động và nhà phát triển?

Trong phần 2, chúng tôi sẽ giải thích các thuật ngữ chính, phân tích lý do các thiết bị di động đang là cửa ngõ để tham gia hệ sinh thái tiền điện tử, xem xét thách thức và cơ hội đang chờ đợi ứng dụng tiền điện tử, đồng thời nêu lý do các ứng dụng tiền điện tử và ứng dụng fintech cần sử dụng các MMP như Adjust để trở thành nền tảng yêu thích của các nhà đầu tư tài sản số.

PHẦN 1

Blockchain là gì?

Hãy tạm gạt các buzzword, cơn sốt tiền điện tử hay đầu cơ tài chính sang một bên, trước hết chúng ta cần biết rằng tiền điện tử và Web3 được triển khai dựa trên một cấu trúc dữ liệu backend mới. “Blockchain” có lẽ là thuật ngữ có mối liên hệ mật thiết nhất với tiềm năng kỹ thuật của tiền điện tử. Blockchain là một loại sổ cái số phân tán và phi tập trung (thường là công khai). Blockchain cũng được nhìn nhận như một tệp dữ liệu mở và phân tán. Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các khối (“block”) được liên kết thành chuỗi (“chain”) thông qua mật mã. Kiến trúc blockchain được giới thiệu lần đầu trong sách trắng của Bitcoin vào năm 2008. Công nghệ sổ cái phân tán (DLT) đôi khi cũng được sử dụng để mô tả thêm các mô hình dữ liệu khác ngoài blockchain. Các thuật ngữ này, nhìn chung, đề cập đến cách thức lưu trữ và xây dựng cấu trúc dữ liệu.

Để duy trì blockchain, mạng lưới máy tính tham gia cần đưa ra một thỏa thuận về trạng thái của mạng thông qua một cơ chế đồng thuận. Các cơ chế này bảo vệ mạng lưới khỏi các cuộc tấn công và giúp hệ thống máy tính đạt được thỏa thuận chung về trạng thái hiện tại của mạng lưới. Proof of Work (PoW) là cơ chế đồng thuận phổ biến nhất (mạng lưới Bitcoin và Ethereum), còn Proof of Stake (PoS) là cơ chế phổ biến hơn với nền tảng hợp đồng thông minh (smart contract platform). Các máy tính đã tham gia bảo vệ mạng lưới qua cơ chế đồng thuận sẽ nhận được phần thưởng dưới dạng token.

Bắt đầu từ Ethereum, một số blockchain đồng thời được sử dụng như nền tảng hợp đồng thông minh. Điểm khác biệt giữa Ethereum và mạng Bitcoin (mạng lưới sử dụng giao dịch Bitcoin ngang hàng) là blockchain không chỉ được sử dụng để làm hồ sơ giao dịch. Ethereum có thể lưu trữ các thông tin phức tạp hơn và khởi chạy hợp đồng thông minh — loại hợp đồng này cho phép thực hiện các giao dịch phức tạp dựa trên các điều kiện do các bên tự thỏa thuận. Các nền tảng này đôi khi còn được gọi là “Layer 1 network”. Ngoài Ethereum, nhiều dự án khác cũng đang đi theo hướng này như Cardano, Solana, Avalanche, Luna, Tezos, v.v. Các ứng dụng được xây dựng trên mạng này có tên ứng dụng phi tập trung (dApp).

Thị trường tiền điện tử càng được quan tâm sau khi hai xu hướng được xây dựng trên các mạng lưới này trở nên “đình đám”: tài chính phi tập trung (DeFi) và tài sản không thể thay thế (NFT). DeFi là một tập hợp ứng dụng cung cấp dịch vụ tài chính phi tập trung như cho vay, sản phẩm phái sinh, v.v. cho những người sử dụng tiền điện tử do các dự án trên blockchain phát hành. Còn về NFT, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn ở phần tiếp theo của loạt bài về công nghệ di động và tiền điện tử.

PHẦN 2

Tiền điện tử và tài sản số là gì?

Theo nghĩa rộng, tiền điện tử và NFT là các loại tài sản số được xây dựng dựa trên sổ cái số (chẳng hạn như blockchain) và được bảo mật bằng mật mã. Mặc dù định nghĩa nghe có vẻ đơn giản, nhưng mỗi loại tiền điện tử có nhiều đặc điểm khác nhau, và cuộc tranh luận về mối liên hệ giữa tiền điện tử và các loại tài sản khác như tiền tệ, chứng khoán và hàng hóa hiện vẫn chưa đi đến hồi kết. Một số loại tiền điện tử (ví dụ như Bitcoin và Ether) là tài sản gốc (native asset) và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của mạng phi tập trung. Một số loại tiền điện tử khác được tạo dựa trên các nền tảng hợp đồng thông minh (phổ biến nhất là Ethereum).

Ngoài Bitcoin (được đầu tư như một tài sản đầu cơ), và nền tảng hợp đồng thông minh (được sử dụng để xây dựng ứng dụng phi tập trung), thì còn hai dạng tiền điện tử khác đang được người dùng đón nhận rộng rãi: stablecoin và memecoin. Stablecoin bao gồm các loại tiền mã hóa được gắn với một tài sản có giá cả ổn định, thường thấy nhất là đồng đô-la Mỹ. Stablecoin có thể được phát hành tập trung và được đảm bảo bằng tài sản trong tài khoản ngân hàng (như trong trường hợp của Tether hoặc USD Coin), hoặc được tạo ra qua thuật toán và mang tính phi tập trung (như trong trường hợp của DAI). Circle — công ty phát hành USD Coin — gần đây đã được [định giá 9 tỷ USD], trong khi đó, USDC vừa được tích hợp vào giải pháp thanh toán của Visa, trong khi đó, USDC vừa được tích hợp vào giải pháp thanh toán của VisaMastercard.

Các loại tiền điện tử memecoin như Doge và Shiba Inu đang tạo tiếng vang lớn và đạt vốn hóa thị trường cao. Mặc dù mang mục đích giải trí, không có gì mới mẻ về mặt kỹ thuật và không giúp giải quyết bài toán nào trong cuộc sống, nhưng memecoin vẫn thu hút lượng lớn các nhà đầu tư và được nhắc nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng — làm góp phần gia tăng số lượng thành viên mới trong cộng đồng memecoin.

Trong hai năm 2020-2021, số lượng nhà đầu tư “đổ xô” vào tiền điện tử tăng mạnh, xuất phát từ nhu cầu sử dụng ứng dụng DeFi và mua bán NFT, cũng như nhu cầu đầu tư vào tiền điện tử (xem đây là một tài sản đầu cơ) hoặc sử dụng tiền điện tử trong thanh toán và tiết kiệm (đặc biệt tại các thị trường mới nổi). Theo Chainalysis, Global Crypto Adoption Index tăng hơn 881% tính đến quý 3 năm 2021, và tăng hơn 2300% nếu tính từ quý 3 năm 2019. Các ứng dụng di động là một trong các phương tiện chính được nhiều người sử dụng để mua bán các loại tài sản số này.

PHẦN 3

Ứng dụng di động là phương tiện chính để tham gia hệ sinh thái tiền điện tử

Ứng dụng di động đã và đang trở thành phương tiện chính của những người có nhu cầu mua bán tiền điện tử, cũng như tham gia hệ sinh thái tiền điện tử. Phần lớn ứng dụng tiền điện tử là các sàn giao dịch — người dùng có thể mua, bán, trao đổi và nắm giữ tiền điện tử. Các ứng dụng thuần tiền điện tử (Coinbase, CoinDCX, Binance, FTX, and crypto.com) đang đối mặt với cuộc đua tranh gay gắt khi các ứng dụng fintech truyền thống (như Robinhood, Square và PayPal) đang bắt đầu bổ sung tiền điện tử vào các tùy chọn thanh toán. Các ứng dụng theo dõi danh mục đầu tư, game blockchain (chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn loại game này ở phần tiếp theo của loạt bài về tiền điện tử) và ví điện tử là một trong nhiều ứng dụng có ít nhiều liên quan đến tiền điện tử. Các ứng dụng này thường lưu trữ private key để cấp quyền truy cập tài sản số và cho phép người dùng tương tác với các dApp.

Bên cạnh sàn giao dịch, các ứng dụng như BlockFi và Celsius Network còn cung cấp dịch vụ tài chính liên quan đến tiền điện tử, như chấp nhận tài sản thế chấp là tiền điện tử đối với các giao dịch cho vay. Khi mà cuộc chiến giành người dùng ngày càng căng thẳng và giá trị của tiền điện tử ngày càng tăng, thì phạm vi hoạt động của sàn giao dịch tiền điện tử, nhà cung cấp dịch vụ tài chính và công ty môi giới fintech truyền thống dần chồng lấp lên nhau. Các ứng dụng lớn cũng đang bắt đầu cung cấp thêm nhiều loại hình dịch vụ.

Khi số lượng người đầu tư vào tiền điện tử càng cao, thì số lượng vấn đề pháp lý đặt ra càng nhiều. Các cơ quan quản lý tài chính trên toàn thế giới đã phải đau đầu khi tìm cách phân loại tiền điện tử và đưa ra các quy định điều chỉnh. Mỹ đã thực hiện các biện pháp pháp lý để buộc các ứng dụng tiền điện tử có trụ sở tại Mỹ như CoinbaseBlockFi phải nộp phạt khi bán chứng khoán chưa đăng ký dưới dạng sản phẩm thu lãi. Việc hoàn thiện các quy định liên quan đến tiền điện tử sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động và dịch vụ của ứng dụng tiền điện tử.

PHẦN 4

Thách thức và cơ hội đang chờ đợi các ứng dụng tiền điện tử

Bên cạnh việc thiếu hụt các quy định về một số sản phẩm tài chính, các ứng dụng tiền điện tử còn gặp khó khăn với quảng cáo di động. Sau sự kiện vỡ bong bóng tiền điện tử vào 2017-2018, các nền tảng quảng cáo lớn như Google, Facebook, Twitter và LinkedIn đã gỡ xuống và cấm tất cả quảng cáo có liên quan đến tiền điện tử vì số lượng các vụ lừa đảo có xu hướng gia tăng. Nhưng kể từ khi thị trường tiền điện tử dần ổn định và cân bằng, các quy định cấm đã được nới lỏng đáng kể. Nếu quảng cáo tiền điện tử tuân thủ chính sách đề ra thì có thể được phát hành lần nữa trên các nền tảng này.

Mặc dù phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng ứng dụng tiền điện tử có nhiều cơ hội phát triển, vì nhận thức và nhu cầu của người dùng về tài sản số đã tăng mạnh trong năm 2021. Để được người dùng tin tưởng và lựa chọn làm kênh giao dịch tài sản số, các ứng dụng tiền điện tử và ứng dụng fintech cần tối ưu hóa chiến lược tăng trưởng người dùng (UA), khuyến khích giao dịch và đo lường chính xác mọi giai đoạn trong hành trình của người dùng. Adjust tập hợp tất cả tính năng phân bổ dữ liệu, tự động hóa chiến dịch và bảo mật dữ liệu vào một giao dịch duy nhất, giúp người làm marketing có đầy đủ công cụ cần thiết để phát triển ứng dụng. Yêu cầu bản demo tại đây.

Để tìm hiểu thêm, hãy đón đọc báo cáo “Thế giới Fintech: Tiền số 2022” mà chúng tôi sẽ ra mắt trong thời gian tới để tìm hiểu thêm về kết quả mà ứng dụng tiền điện tử đạt được trong năm 2021, mức độ tương tác của người dùng với ứng dụng tiền điện tử so với ứng dụng giao dịch chứng khoán, và giải pháp giúp ứng dụng tiền điện tử tối ưu hóa chiến lược UA để thu hút và giữ chân người dùng.

Bạn muốn nhận thông tin mới nhất theo tháng? Đăng ký để nhận tin qua mail.