Blog Công nghệ di động và tiền điện tử năm 20...

Công nghệ di động và tiền điện tử năm 2022 — Phần 3: NFT, metaverse và game blockchain

Năm 2021, blockchain, tiền điện tử và tiền số đã làm thay đổi mạnh mẽ bối cảnh chung của các ứng dụng fintech; và cũng chính các công nghệ này đang đặt các ứng dụng game và giải trí trước bước ngoặt lớn. Với việc doanh số NFT đạt mốc 91,8 triệu USD hay Facebook đổi tên thành Meta để theo đuổi hướng đi mới, NFT và metaverse đã trở thành chủ đề được thảo luận (và tranh cãi) nhiều nhất trong giới công nghệ, nghệ thuật và gaming.

Trong phần 2 của loạt bài viết về tiền điện tử và ngành công nghệ di động, chúng tôi đã mô tả khái quát về blockchain và ứng dụng tiền điện tử. Trong phần 3, chúng tôi sẽ tiếp tục đào sâu về NFT, game blockchain, game play-to-earn (P2E) và ‘metaverse’ để hiểu hơn về ý nghĩa của các xu hướng này đối với nhà phát triển ứng dụng trong năm 2022.

NFT là gì và có ý nghĩa gì đối với ngành công nghệ di động?

Mặc dù NFT đã tồn tại ở một số loại hình từ năm 2014, và có loại hình chuẩn chính thức từ năm 2017, nhưng mãi đến năm 2020-2021, NFT mới được nhiều người biết đến và đón nhận rộng rãi. Như chúng tôi từng thảo luận trong phần 1, Như chúng tôi từng thảo luận trong [phần 1], NFT đã khiến thế giới “phát cuồng” vào năm 2021 – các tác phẩm số NFT đã được mua với mức giá kỷ lục tại các cuộc đấu giá do Sotheby’s và Christie’s tổ chức, nhiều người nổi tiếng cũng tham gia vào trào lưu NFT, và các nhà sưu tập liên tục tìm kiếm các bộ sưu tập NFT như CryptoPunks và Bored Ape Yacht Club.

NFT là các đơn vị dữ liệu duy nhất được lưu trữ trên một blockchain và có thể được dùng để đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa số. Khác với tiền điện tử — các đơn vị riêng lẻ của tài sản có thể hoán đổi cho nhau, thì NFT là duy nhất và chỉ có một chủ sở hữu tại một thời điểm. Vì có thể dùng trong chuyển nhượng và mua bán, nên NFT giống như các chứng nhận quyền sở hữu.

Không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực nghệ thuật, NFT còn có mặt trong âm nhạc, game, sự kiện và hoạt động giải trí khác nhờ khả năng mang đến mô hình kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo, tính tương tác cho các vật dụng số, và quyền sở hữu số cho người hâm mộ. Game NFT và game blockchain đã thu hút gần 4 tỷ USD đầu tư vào năm 2021, qua đó trở thành danh mục đầu tư có giá trị nhất trong ngành. Các game studio lớn như Electronic Arts và Take-Two Interactive cũng đã lên tiếng ủng hộ việc tích hợp NFT vào game.

Tuy nhiên, NFT là một chủ đề thu hút nhiều ý kiến trái chiều, rất nhiều game thủ đã phản đối kế hoạch tích hợp NFT này. Khi Ubisoft thông báo phát hành NFT cho thương hiệu Ghost Recon, không ít game thủ đã đứng ra chỉ trích hãng game. Một số hãng khác cũng đã phải từ bỏ kế hoạch tích hợp NFT để xoa dịu phản ứng dữ dội từ các game thủ. Mặc dù không có gì chắc chắn về khả năng thành công của kế hoạch tích hợp NFT vào game, nhưng với sự đầu tư “khủng” từ mọi thương hiệu lớn bé, 2022 chắc chắn sẽ chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ của NFT. CoinbaseGamestop đang dự kiến phát hành NFT marketplace vào năm 2022, còn Samsung cũng đã bắt đầu bổ sung nền tảng NFT vào Smart TV từ năm 2022.

Trong ngành công nghệ di động, các NFT marketplace phổ biến như OpenSea hiện chỉ cung cấp tùy chọn view-only, cho phép người dùng hiển thị NFT trên thiết bị di động. Để đúc (tạo) một NFT trên blockchain, thì bạn phải tốn phí, vì tất cả giao dịch trên blockchain đều yêu cầu phí sử dụng (“gas”). Do đó, một số ứng dụng như Rarible đã giới thiệu tính năng ‘lazy mint', cho phép người dùng tạo một NFT miễn phí ngay trên ứng dụng, và dữ liệu đúc chỉ được ghi lại trên blockchain khi NFT được mua bán. Đối với các ứng dụng sử dụng in-app NFT, làm việc với các MMP như Adjust sẽ giúp theo dõi các sự kiện in-app có liên quan với việc tạo NFT, liên kết và phân bổ các sự kiện này cho các chiến dịch UA, cũng như đo lường người dùng mà các chiến dịch này mang về.

Metaverse là gì?

Không chỉ NFT, metaverse cũng nhận được nhiều sự quan tâm không kém, nhất là sau khi Facebook đổi tên thương hiệu thành Metathể hiện tham vọng xây dựng một “vũ trụ ảo” metaverse. Metaverse là khái niệm được Neal Stephenson, một nhà văn người Mỹ, đưa ra lần đầu trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash vào năm 1992. Metaverse cũng được đề cập trong các bộ phim nổi tiếng như “Ready Player One”. Metaverse là một mạng lưới không gian 3D khổng lồ và áp dụng công nghệ AR và VR. Nhiều công ty xem metaverse là bước tiến hóa của thời đại internet và công nghệ di động, tạo ra một không gian mà con người có thể tương tác với thực tế ảo và thực tế hỗn hợp.

Mặc dù thế giới ảo không phải là một khái niệm mới, nhưng các phát minh liên quan đến tiền điện tử như sổ cái phân tán và NFT đã giúp tạo ra một lớp trạng thái chung — cung cấp quyền sở hữu tài sản, danh tính và quyền sở hữu số cho một metaverse mở và tương tác. Với trào lưu mới về NFT và tiền điện tử, kết hợp thông báo của Meta và sự phổ biến của game nhập vai nhiều người chơi (ví dụ Roblox), các dự án metaverse và tiền điện tử đã nhanh chóng trở thành “mảnh đất hứa” của nhiều nhà đầu tư: ‘thị trường bất động sản ảo bùng nổ’; các công ty như Microsoft, Nvidia, Disney, và Epic Games cũng bắt đầu đặt cược vào metaverse.

Mặc dù một metaverse hoàn thiện vẫn còn là điều mơ hồ, nhưng nhiều ứng dụng, đặc biệt là game, không vì thế mà bỏ qua cơn sốt này. Dữ liệu của Sensor Tower cho thấy, hơn 500 ứng dụng đã thêm thuật ngữ ‘metaverse’ vào phần tiêu đề hoặc mô tả với hy vọng thu hút sự quan tậm của người dùng. Chiếm số lượng nhiều nhất trong danh sách là game, theo sát ngay sau là ứng dụng tài chính.

Game blockchain, game play-to-earn và ngành công nghệ di động

Sau sự thành công vang dội của tựa game tiên phong Axie Infinity, game blockchain — loại game cho phép người chơi kiếm tiền số — đã nhanh chóng trở thành một trong các ứng dụng tiền điện tử được yêu thích nhất. Các game dạng này thường được gọi là game play-to-earn (P2E), tức là người dùng được thưởng cho những thành tích mà họ đạt được trong game (phần thưởng thường có dạng token và có thể được bán để đổi lấy tiền điện tử). Các game này thường có riêng một loại tiền ảo, một marketplace và một thị trường token (được điều chỉnh bởi những người sở hữu token). Một số game còn tích hợp tài chính phi tập trung (DeFi), quá trình này đôi khi còn được gọi là GameFi.

Mặc dù ngày càng được người dùng tiền điện tử ưa chuộng, thậm chí vượt qua DeFi để trở thành dApp hàng đầu, nhưng game P2E vẫn chủ yếu được chơi trên trình duyệt. Các mobile game có tính năng P2E đang bắt đầu tìm được vị trí trong lòng người dùng. Thetan Arena là một game đấu trường online nhiều người chơi (MOBA) kết hợp tính năng P2E và vừa được ra mắt vào tháng 11 năm 2021. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, game đã được tải hơn 10 triệu lần và giành được vị trí #1 trên bảng xếp hạng game Action > Brawl vào tháng 12 năm 2021. Vào tháng 1 năm nay, chúng ta có thêm một game mới tên Apes vs. Mutants — một tựa game thi đấu nhập vai được lấy ý tưởng từ bộ sưu tập NFT nổi tiếng Bored Ape Yacht Club. Game có một tính năng đặc biệt chỉ dành cho những người sở hữu NFT.

NFT và mô hình P2E mang đến nhiều cơ hội mới cho các nhà phát triển mobile game, nhưng cũng làm phát sinh nhiều thách thức, như tính bền vững của mô hình kinh doanh P2E, khả năng kết hợp thành công giữa cơ chế game và các gói ưu đãi/khuyến mãi, việc tích hợp cơ sở hạ tầng blockchain mới, các khó khăn về mặt quy định, v.v. Mặc dù không thể nói chắc liệu mô hình này có thể tìm thấy thành công ở lĩnh vực mobile game hay không, nhưng có một điều mà chúng ta có thể chắc chắn – một lượng lớn người dùng sẽ “đổ xô” vào mô hình này trong năm 2022 và trong tương lai.

Khi game blockchain và NFT ngày càng tìm được vị thế trong ngành công nghệ di động, cuộc chiến giành người dùng của phân khúc non trẻ này cũng ngày càng căng thẳng hơn — nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến lược tăng trưởng người dùng hiệu quả. Các MMP như Adjust là giải pháp mà người làm marketing sẽ cần để theo dấu và phân bổ lượt chuyển đổi, tối ưu hóa chi phí quảng cáo, triển khai deep link và hơn thế nữa.

Hãy đón đọc báo cáo “Thế giới Fintech: Tiền số 2022” mà chúng tôi sẽ ra mắt trong thời gian tới để tìm hiểu thêm về kết quả mà ứng dụng tiền điện tử đạt được trong năm 2021, mức độ tương tác của người dùng với ứng dụng tiền điện tử so với ứng dụng giao dịch chứng khoán, và giải pháp giúp ứng dụng tiền điện tử thu hút và giữ chân người dùng.

Bạn muốn nhận thông tin mới nhất theo tháng? Đăng ký để nhận tin qua mail.