Blog Những yếu tố nào giúp ứng dụng có tỷ lệ...

Những yếu tố nào giúp ứng dụng có tỷ lệ duy trì tốt?

Giới thiệu

Khi bàn về điểm chuẩn của ngành di động, điều quan trọng là cần chú ý đến tỷ lệ duy trì của ứng dụng. Nhờ những chi số này, người làm marketing có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân và quá trình người dùng rời bỏ ứng dụng. Vì một số danh mục hoạt động hiệu quả hơn so với những danh mục khác, điều quan trọng là cần tìm hiểu thế nào là tỷ lệ duy trì người dùng tốt cho ngành ứng dụng của bạn. Từ tỷ lệ duy trì người dùng của mình, bạn sẽ có thể điều tra sâu hơn về quá trình người dùng rời bỏ ứng dụng và khám phá ra cách để người dùng tiếp tục kết nối với ứng dụng.

Tỷ lệ duy trì là gì?

Tỷ lệ duy trì đo lường số lượng người dùng tiếp tục sử dụng một ứng dụng sau khi cài đặt trong một khoảng thời gian cụ thể.

Dựa vào tỷ lệ duy trì, các người làm marketing có thể nắm được hiệu suất của ứng dụng theo thời gian. Tỷ lệ duy trì tốt là chỉ báo chính cho thấy người dùng hài lòng với trải nghiệm của ứng dụng. Người dùng sử dụng ứng dụng trong khoảng thời gian dài sẽ có khả năng kết nối cao hơn và cuối cùng là mang về doanh thu cho bạn. Cũng chính vì lẽ đó mà benchmarks về tỷ lệ duy trì là một chi số vô cùng quan trọng đối với những người làm marketing di động.

Tỷ lệ duy trì trung bình của ứng dụng là gì?

Khi phân tích tỷ lệ duy trì, hãy xem xét quá trình biến chuyển của khả năng duy trì người dùng trong khoảng thời gian 30 ngày. Nếu phát hiện tỷ lệ duy trì giảm đáng kể tại các thời điểm cụ thể trong khoảng thời gian đó, bạn cần thực hiện các tối ưu hóa để giữ chân người dùng sau thời điểm này. Ví dụ: nếu bạn sở hữu một ứng dụng game và nhận thấy rằng người dùng thường rời bỏ game khi kết thúc giai đoạn giới thiệu (onboarding), thì đó chính là một điểm quan trọng cần phải cải thiện.

Khi bàn về tỷ lệ duy trì của ứng dụng, “ngày” được xác định là “khoảng thời gian kéo dài 24 giờ”. Tức là ta có thể so sánh hai dấu thời gian để xác định xem thời điểm người dùng mở ứng dụng có cách nhau 24 giờ không.

Thế nào là tỷ lệ duy trì tốt?

Các số liệu bên dưới được tính theo trung bình hiệu suất của tất cả các ngành từ Quý 1 năm 2022. Dù phạm vi còn khá rộng, số liệu này vẫn có thể giúp bạn hình dung về hiệu suất điển hình mỗi ngày. Hãy xem tỷ lệ duy trì của bạn có vượt trội so với số liệu bên dưới hay không:

Tỷ lệ duy trì trung bình

Ngày (trên 30) Android iOS
1 25% 28%
7 11% 13%
21 7% 8%
30 6% 7%

Thật thú vị khi nhận thấy rằng tỷ lệ duy trì giảm 14% (đối với Android) và 15% (đối với iOS) vào cuối tuần đầu tiên. Hai tuần sau, tỷ lệ duy trì của mọi ứng dụng đã "bay hơi" tiếp 4–5%. Tỷ lệ duy trì trong 30 ngày ổn định ở mức khoảng 6%.

Nói chung, bất kỳ tỷ lệ trung bình nào cao hơn mức này đều có thể được coi là tỷ lệ duy trì tốt. Nếu giữ chân được hơn một phần ba người dùng trong ngày đầu tiên sau khi cài đặt, thì nghĩa là bạn đã sở hữu một ứng dụng có hiệu suất rất cao.

Trong bộ dữ liệu bao quát hơn, chúng tôi nhận thấy các ứng dụng trong danh mục Game có tỷ lệ người dùng quay lại vào Ngày 1 là 28%. Khoảng 42% số người dùng này vẫn "nán lại" cho đến Ngày 7. Tỷ lệ duy trì ở khoảng từ 35–60% vào Ngày 1 cho thấy đó là tỷ lệ duy trì cao.

Điều quan trọng cần lưu ý đó là sự chênh lệch về tỷ lệ duy trì trung bình giữa người dùng Android và iOS là rất nhỏ. Có thể kết quả phân tích của riêng bạn sẽ cho thấy có sự khác biệt. Trong trường hợp này, có thể chức năng ứng dụng của bạn trên một thiết bị cụ thể đã xảy ra vấn đề.

Phân tách tỷ lệ duy trì: Theo ngày và theo ngành

Để hiểu rõ hơn về tỷ lệ trung bình, chúng tôi sẽ phân tách tỷ lệ duy trì theo ngày và theo ngành.

Tỷ lệ duy trì vào Ngày 1 (trung bình: 26%)

Việc có được tỷ lệ duy trì cao vào Ngày 1 có thể là chỉ báo tốt về hiệu suất của ứng dụng về lâu dài. Chỉ cần ghi nhớ rằng Ngày 1 thường đạt tỷ lệ duy trì cao nhất trước khi sụt giảm mạnh vào Ngày 2. Trên thực tế, ứng dụng bình thường sẽ mất đi 77% người dùng hoạt động hàng ngày trong ba ngày đầu tiên sau khi cài đặt.

Chúng tôi đã nhận thấy các ứng dụng mạng xã hội đạt tỷ lệ duy trì là 32% vào Ngày 1 và sau đó giảm xuống mức 26% vào Ngày 2 nhưng đây vẫn là một tỷ lệ duy trì ở mức cao. Những ứng dụng khác cũng gặt hái được thành công là ứng dụng theo dõi hàm lượng calo và ứng dụng hẹn hò. Tuy nhiên, rất ít ứng dụng giữ chân được gần một phần tư người dùng vào Ngày 2, đây là điều cần lưu ý khi so sánh những số liệu này với tỷ lệ phần trăm của chính ứng dụng đó vào Ngày 1.

Tỷ lệ duy trì vào Ngày 7 (trung bình: 12%)

Thông thường, vào tuần đầu tiên sau khi cài đặt, các nhà quảng cáo sẽ chạy chiến dịch tái tương tác. Các chi số thường sẽ có dấu hiệu tăng tại thời điểm này. Điều này là do người dùng được thu hút quay lại dùng ứng dụng với số lượng nhỏ nhưng cũng khá đáng kể thông qua hoạt động tái kết nối.

Các ứng dụng mạng xã hội động tốt trên Android, với tỷ lệ giữ chân người dùng 17% vào Ngày 7. Ngoài ra, các ứng dụng theo dõi hàm lượng calo trên iOS đạt tỷ lệ duy trì người dùng cao vào Ngày 7 ở mức 18%.

Tỷ lệ duy trì vào Ngày 21 (trung bình: 7%)

Ba tuần sau kể từ Ngày 1, hầu hết các ứng dụng hiện đạt tỷ lệ duy trì ở mức một con số. Những ứng dụng đã giữ chân được hơn một phần mười người dùng bao gồm các ứng dụng về âm nhạc, thời tiết và tiền điện tử.

Tỷ lệ duy trì vào Ngày 30 (trung bình: 6%)

Ngày cuối cùng trong bộ dữ liệu của chúng tôi và chỉ có một chút thay đổi so với Ngày 21. Qua đó cho thấy nếu người dùng sẵn lòng tiếp tục dùng ứng dụng trong ba tuần, thì họ chính là các khách hàng trung thành về lâu dài. Những người dùng này có khả năng tiếp tục dùng ứng dụng sau khoảng thời gian 30 ngày.

Ngoài một số danh mục như Du lịch và Giáo dục với tỷ lệ giữ chân tổng số người dùng chưa tới 4%, tỷ lệ duy trì trung bình trong 30 ngày thường đạt mức 6%.

Tỷ lệ duy trì tốt nhất hiện nay

Chúng tôi đã xem xét các số liệu và lập bảng kê kết quả trên 10 ngành, so sánh các kết quả vào giữa năm/Quý 2 năm 2021 để tìm ra ba danh mục hoạt động hiệu quả nhất.

  1. Danh mục Xã hội trên Android và iOS có điểm khác biệt đáng chú ý là tỷ lệ duy trì nhất quán đạt mức cao nhất trong số tất cả các danh mục, xuất hiện và thay phiên nhau nằm trong top hai danh mục dẫn đầu vào Ngày 1, 7 và 30.
  2. Danh mục Tài chính & Kinh doanh trên iOS là nhóm ứng dụng đạt tỷ lệ duy trì cao thứ hai vào Ngày 7, đồng thời chiếm hạng đầu vào Ngày 30. Đây là một trong hai danh mục duy nhất hai lần lọt top ba.
  3. Danh mục Game dành cho iOS chiếm ưu thế về tỷ lệ duy trì, chiếm vị trí số một vào Ngày 1 và Ngày 7 cũng như có mặt trong top hai vào Ngày 30.

Ngoài ra, nhìn chung, danh mục Game vẫn có hiệu suất khá ổn so với các danh mục như Du lịch. Điều này cho thấy các chiến dịch tái kết nối không bị bó cụm và có khả năng triển khai liên tục, hàng ngày và đa kênh.

Hiện giờ, khi đã có benchmarks, vậy thì làm thế nào để cải thiện những bencmarks đó? Để đảm bảo tỷ lệ duy trì của ứng dụng đạt mức cao nhất có thể, sau đây là một số phương thức hiệu quả nhất mà mỗi người làm marketing cần biết.

5 phương thức hiệu quả nhất để cải thiện tỷ lệ duy trì của ứng dụng di động

Nếu bạn đã xem qua nội dung tổng quan của chúng tôi và không thấy kết quả hiệu suất phù hợp, có thể bạn nên xem lại các mẹo bên dưới về những cách cải thiện tỷ lệ duy trì. Từ giai đoạn giới thiệu tới gửi thông điệp, đây là một số đề xuất để giữ chân người dùng quay lại ngay cả sau vài tuần kể từ khi cài đặt.

1. Cá nhân hóa

Có vô số cách để tạo nên trải nghiệm độc đáo cho những người dùng khác nhau nhằm mục đích thu hút sự chú ý của họ, từ việc dựa trên vị trí cho đến sở thích của họ. Việc phân khúc người dùng có thể giúp bạn chia nhóm người dùng và theo dõi hành trình người dùng cụ thể một cách có chiến lược. Việc này cũng giúp hoạt động tái tương tác đạt hiệu quả cao hơn. Tìm hiểu về cách Audience Builder thay đổi cuộc chơi phân khúc để giúp bạn tăng doanh thu.

2. Tập trung vào thông điệp tái kết nối

Việc tối ưu hóa nội dung quảng cáo để thu hút nhiều nhóm người dùng ứng dụng khác nhau có thể tác động ngay tức thì đến tỷ lệ duy trì của bạn. Bạn cũng có thể tận dụng đối tượng trên nền tảng của mình khi gửi thông điệp bằng cách chia sẻ câu chuyện người dùng hoặc lập bảng xếp hạng cạnh tranh.

3. Xác định các trở ngại để mang đến trải nghiệm người dùng liền mạch

Hầu hết mọi trải nghiệm ứng dụng đều có những điểm khó chịu. Việc xác định và tìm cách cải thiện những thời điểm mà người dùng rời bỏ ứng dụng có thể giúp tăng tỷ lệ duy trì của bạn. Điều cần thiết là phải tìm ra những trở ngại đối với tỷ lệ duy trì và tiến hành cải tổ. Nếu kết quả phân tích dữ liệu của bạn cho thấy một lượng lớn người dùng rời bỏ ứng dụng vào cùng một thời điểm, thì đó chính là một khía cạnh chính cần cải thiện.

4. Tính năng thử nghiệm A/B để tìm hiểu sở thích của người dùng

Khi giới thiệu một tính năng mới, thử nghiệm A/B là cách hữu hiệu để nắm được liệu người dùng có chấp nhận tính năng mới hay tính năng đó có thể là nguyên nhân khiến họ rời bỏ ứng dụng không. Việc thử nghiệm tính năng mới nhất trên các phân khúc khác nhau có thể bộc lộ những khía cạnh của tính năng hoặc thông điệp liên quan cần được "tút tát lại" trước khi ra mắt với tất cả người dùng.

5. Ưu tiên giai đoạn giới thiệu để có trải nghiệm người dùng tốt hơn

Như chúng ta đã thấy trong nhiều báo cáo điểm chuẩn, từ Ngày 0 đến Ngày 1 là khoảng thời gian có số người dùng rời bỏ ứng dụng nhiều nhất. Do đó, thực hiện hành động trong khoảng thời gian này là cơ hội tốt nhất để bạn có thể giữ chân người dùng ở lại. Ấn tượng đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng nên hãy đảm bảo trải nghiệm của bạn phải đáng kinh ngạc ngay từ lần tương tác đầu tiên. Hãy cân nhắc gửi thông điệp hoặc hướng dẫn trực quan sinh động không chỉ giải thích cho người dùng về cách sử dụng ứng dụng của bạn, mà còn cho thấy những lợi ích mà họ có thể nhận được khi dùng ứng dụng.

Tìm hiểu lý do khiến tỷ lệ duy trì lại quan trọng hơn bao giờ hết trong thời đại iOS14.5+ ở đây, hoặc tham khảo 10 cách thức mới để tăng tỷ lệ duy trì của ứng dụng. Tuy nhiên, nếu bạn đã sẵn sàng đón nhận một nền tảng phân tích di động toàn diện để nâng tầm thông tin chiều sâu về marketing, hãy liên hệ với chúng tôi.

Bạn muốn nhận thông tin mới nhất theo tháng? Đăng ký để nhận tin qua mail.